Thị trường thép có xu hướng phục hôi

Thị trường thép có xu hướng phục hôi

Sản phẩm làm nên thương hiệu

Ngày đăng: 08/05/2024 01:39 PM

    Triển vọng phục hồi của ngành thép trong nửa cuối năm 2024

    Chuyên mục:

    Thị trường

    Thời báo tài chính VN

     

     

    Theo báo cáo ngành mới nhất của Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), các chuyên gia kỳ vọng ngành thép phục hồi nhờ vào tăng trưởng đối với tiêu thụ nội địa và giá thép được cải thiện.

    Cụ thể, theo các chuyên gia của KBSV, trong nửa cuối năm 2024, sản lượng tiêu thụ nội địa được dự báo sẽ hồi phục nhờ vào sự phục hồi của lĩnh vực bất động sản nhà ở và sự gia tăng số lượng dự án mới được cấp phép. Theo đó, Luật Đất đai sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 sắp tới được kỳ vọng sẽ kích thích nhu cầu tiêu thụ thép trong nước.

    Số lượng dự án được cấp phép xây dựng mới theo quý từ năm 2021 đến hết quý I/2024.

    Thực tế cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, xu hướng hồi phục tại thị trường nội địa đã và đang diễn ra khi sản lượng tiêu thụ thép ống từ tháng 4 đến tháng 5/2024 đạt 191/184 nghìn tấn, tăng 26%/14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng tiêu thụ thép ống này chủ yếu đến từ thị trường trong nước.

    Từ tình hình thực tế trên, các chuyên gia từ KBSV kỳ vọng, sản lượng tiêu thụ toàn ngành thép trong năm 2024, 2025 sẽ tăng 15% và 8% so với cùng kỳ.

    "Việc áp dụng Luật Đất đai sửa đổi sẽ giúp giá đất được cập nhật sát với thị trường hơn, đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng và tăng tính minh bạch, công khai, tránh lãng phí đất do chủ đầu tư yếu kém, không thực hiện được dự án."

    Đối với tôn mạ, ngày 14/6/2024 vừa qua, Bộ Công thương đã quyết định điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Số liệu cho thấy, tỷ trọng tôn mạ nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng mạnh từ năm 2023. Tại thời điểm cuối tháng 5/2024, tỷ trọng đóng góp của Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm 80% tổng sản lượng, so với chỉ 53% vào tháng 1/2023.

    Trong trường hợp biện pháp chống bán phá giá được thông qua, các chuyên gia từ KBSV dự báo, các doanh nghiệp có thị phần lớn trong ngành tôn mạ trong nước sẽ được hưởng lợi.

    Cũng theo KBSV, sản lượng xuất khẩu tôn mạ trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt 1,3 triệu tấn, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Tuy phải đối mặt với cạnh tranh từ các sản phẩm tôn mạ có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ được duy trì trong năm 2024 nhờ sự chênh lệch giá giữa các thị trường.

    Sản lượng xuất khẩu tôn mạ từ tháng 1/2023 đến tháng 5/2024.

    Liên quan đến giá thép, vừa qua, Ủy ban châu Âu đã thông qua quyết định kéo dài hiệu lực của các biện pháp phòng vệ đối với một số sản phẩm thép đến cuối tháng 6/2026. KBSV cho biết, chính sách này sẽ giúp gia tăng sản lượng tiêu thụ thép cán nóng (HRC) nội địa tại EU và cải thiện giá cả tại đây. Đồng thời duy trì sự ổn định giá tôn mạ giữa EU và Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất thép xuất khẩu từ Việt Nam.

    Bên cạnh đó, giá thép Trung Quốc có xu hướng giảm từ đầu năm do triển vọng tiêu thụ thấp, tồn kho tăng 27% từ đầu năm đến tháng 5/2024, và công suất toàn ngành cải thiện trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc hồi phục chậm.

    Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, KBSV dự đoán giá thép sẽ được hỗ trợ nhờ nhu cầu nội địa gia tăng, làm giảm áp lực điều chỉnh và cạnh tranh với giá thép Trung Quốc. Thêm vào đó, giá nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng giảm từ đầu năm, điều này sẽ giúp biên lãi gộp của các doanh nghiệp sản xuất thép được cải thiện trong các quý tới.

    Nhìn chung, "triển vọng tăng trưởng của ngành thép từ năm 2025 đến năm 2027 được đánh giá tích cực nhờ nhu cầu nội địa hồi phục từ nửa cuối năm 2024, sản lượng tiêu thụ gia tăng khi các nhà máy mới đi vào hoạt động và thị trường bất động sản Trung Quốc bắt đầu hồi phục chậm từ năm 2025"- chuyên gia từ KBSV nhận định./.

    Doanh thu các doanh nghiệp toàn ngành thép quý I/2024 tăng 3% so với cùng kỳ, biên lãi gộp toàn ngành có sự cải thiện so với mức nền thấp trong cùng kỳ khi kết quả kinh doanh còn chịu tác động bởi hàng tồn kho giá cao. Đây được coi như là tiền đề kỳ vọng vào sự phục hồi của ngành thép trong năm 2024 nói chung và nửa cuối năm 2024 nói riêng.